Giới thiệu sơ lược bản in 1715 Thiền uyển tập anh

Bản Thiền uyển tập anh được khắc in năm 1715, gồm 2 quyển. Ðầu sách có một bài Tựa viết năm 1715 trong dịp khắc bản. Bài tựa này không mang tên tác giả, nhưng có mang ngày tháng là: "Khắc lại vào một ngày tháng Tư niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11 triều Lê" (tức năm 1715). Sau bài Tựa có danh sách 14 người đã góp công và của vào việc ấn loát. Tiếp theo là 68 thiên truyện, gồm:

  • 37 thiên chép tiểu truyện của 38 vị (truyện 11 chép chung hai vị) thiền sư thuộc phái Vô Ngôn Thông.
  • 29 thiên chép tiểu truyện của 39 vị thiền sư thuộc phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi.
  • Một thiên chép tiểu truyện của thiền sư Thảo Đường cùng danh sách gồm 18 vị thuộc thiền phái này.

Theo bản khắc in năm 1715 do Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch, thì thứ tự các tiểu truyện như sau:

Quyển Thượng

Thiền phái Vô Ngôn Thông, gồm 37 thiên, chép 38 vị:

Ghi chú: Bản dịch của GS. Lê Mạnh Thát có thêm truyện Lý Thái Tôn (tức vua Lý Thái Tông, 1000 - 1054).

Quyển Hạ

Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, gồm 29 thiên chép 29 vị:

Thiền phái Thảo Đường, gồm 1 thiên chép 1 vị:

Mỗi tiểu truyện trên gần như là một tác phẩm độc lập, được trình bày khá thống nhất hành trạng của mỗi vị: lai lịch xuất thân, xuất gia, quá trình hành đạo và cuối cùng là viên tịch. Đặc biệt, ở mỗi tiểu truyện còn có những mẫu đối thoại về giáo lý, kệ thị tịch, các bài thơ đề tặng hay xướng họa...

Tuy nhiên vì những lý do nào đó, vẫn có một số tăng sĩ khá nổi danh nhưng không được Thiền uyển tập anh biên chép hay nhắc đến, như: Thiền sư Vô Ngại, Pháp sư Phụng Đình, Pháp sư Duy Giám, Thiền sư Tam Mạch, Thiền sư Vô Châu, v.v...[10].